Bạn muốn tìm hiểu thủ tục nhập khẩu xe nâng hoặc các thiết bị máy móc nâng đỡ chuyên dụng. Bài viết này điện nước Khởi Phong sẽ cung cấp chi tiết thông tin quy trình, thủ tục nhập khẩu xe nâng, máy xúc, máy đào…
Điệu kiện nhập khẩu như xe nâng bao gồm
– Máy ủi, máy xúc, máy san, máy đào, máy cào, máy khoan, máy đóng cọc, máy ép cọc, máy rải bê tông, máy gia cố bề mặt đường, máy bơm bê tông, máy nghiền, xe trộn bê tông, máy kéo, máy cắt đá, máy kẹp, máy búa, máy phá dỡ công trình,…
– Xe lu, xe tạo xung chấn, xe bơm bê tông, xe phun bê tông, xe phun, xe san cát, xe cấp nước, xe băng tải, xe hút chất thải, xe nạp nhiên liệu, xe kéo, xe sơn…
– Cần trục
– Tổ hợp máy đào giếng, hố gas
– Xe nâng, xe chở hàng trong nhà xưởng
– Xe địa hình, xe chở hàng 4 bánh
– Xe phục vụ trong sân Golf.
Mã HS của các loại xe nâng
Mã HS code xe nâng, doanh nghiệp tham khảo nhóm 8427:
– 84271000: Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện
– 84272000: Xe tự hành khác
– 84279000: Các loại xe khác.
Thủ tục nhập khẩu xe nâng
Các thiết bị máy móc, xe nâng, máy xúc, máy đào… được gọi chung là xe hoặc máy chuyên dùng đều thuộc trong danh sách được phép nhập khẩu (kể cả loại đã qua sử dụng), do đó doanh nghiệp quý khách có thể làm thủ tục nhập khẩu như các loại hàng hóa thông thường khác theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ.
Quy trình Thủ tục hải quan nhập khẩu xe nâng thực hiện theo trình tự sau:
1. Đăng ký đăng kiểm nhập khẩu xe nâng
Theo quy định tại Điều 4 – Thông tư 41/2011/TT-BGTVT, doanh nghiệp kinh doanh cần chuẩn bị bộ chứng từ đăng kí kiểm tra chất lượng hàng xe nâng nhập khẩu:
– Giấy đăng ký đăng kiểm theo mẫu: 1 bản chính gồm 3 trang, kí đóng dấu vào chỗ người nhập khẩu và đóng dấu giáp lai 2 trang đầu.
– Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp
– Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu: 1 bản chính (theo mẫu).
– Chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất (Certificate of Quality – C/Q)
– Tài liệu kỹ thuật.
Lưu ý:
– Nên làm thủ tục đăng kiểm ngay khi có giấy báo hàng đến
– Khi tiến hành mở tờ khai phải scan phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng kiểm kèm theo trên phần mềm Khai báo hải quan và ghi vào phần ghi chú là hàng đã đăng ký đăng kiểm.
2. Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan nhập khẩu xe nâng thực hiện như các loại mặt hàng thông thường khác. Sau khi truyền tờ khai xong, quý khách đem bộ hồ sơ đến chi cục Hải quan để tiến hành làm thủ tục khác theo đúng trình tự. Vì làm thủ tục mặt hàng đăng kiểm hay nói chính xác hơn là hàng phải đăng kiểm, nên sẽ vào luồng Vàng hoặc Đỏ, chứ không phải luồng Xanh.
Sau khi có đủ chứng từ, đăng ký đăng kiểm, bảng kê chi tiết xe nâng, đơn đề nghị mang hàng về bảo quan, quý khách sẽ nộp hồ sơ cho hải quan duyệt và đưa hàng về kho bảo quản.
Lưu ý các giấy tờ để xin mang hàng về bảo quản:
Sơ đồ kho thiết kế khu vực lưu kho bãi
Thẩm định PCCC của khu vực kho bãi
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho, bãi (Hợp đồng thuê kho, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Tiến hành đăng kiểm
Quý khách có thể kéo hàng về kho riêng rồi đăng kiểm tại kho hoặc đăng kiểm tại địa điểm hàng về (Cảng đến).
4. Thông quan hàng hóa
Sau khi có kết quả kiểm định (sau 3-5 ngày), quý khách nộp Giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử cho bên hải quan để làm thủ tục thông quan nhập khẩu xe nâng.
5. Thuế nhập khẩu xe nâng
Thuế nhập khẩu xe nâng là 0% và thuế VAT là 10% quy định nằm trong Chương 84 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu do Bộ tài chính ban hành thuộc xe hoặc máy chuyên dùng có mã HS nằm trong các mặt hàng xe nâng, máy xúc, máy đào thuộc nhóm xe hoặc máy.