Khi nhập khẩu máy mài có phải kiểm tra chất lượng cho mặt hàng này hay không? Đây ắt hẳn sẽ là câu hỏi của không ít khách hàng khí có nhu cầu nhập khẩu dây chuyền sản xuất máy mài. Do mặt hàng máy này mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép nên doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bình thường. Hãy tham khảo bài viết này, chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn, bài viết dưới đây của Tân Phát sẽ tổng hợp tất cả những vấn đề và khúc mắc bạn đang cần.
HS code máy mài và thuế nhập khẩu máy mài
HS code máy mài xin tham khảo nhóm 8460. Doanh nghiệp lựa chọn mã phù hợp với sản phẩm mình nhập khẩu
Mặt hàng máy mài chịu mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, thuế VAT 10% ( theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2020 mới cập nhật)
Biểu thuế nhập khẩu máy mài
– Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Cục Kiểm định Hải quan xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
Về thuế suất công ty tham khảo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ
Xem thêm: Biểu thuế và thủ tục nhập khẩu máy khắc gỗ
Hồ sơ khi nhập khẩu máy mài dây chuyền sản xuất
Hồ sơ hải quan nhập khẩu máy mài sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT–BTC(sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) bao gồm:
- Invoice ( hóa đơn thương mại quốc tế )
- Packing list ( phiếu đóng gói )
- Bill of lading ( vận tải đơn )
- C/O (nếu có)
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Các chứng từ khác (nếu có)
Khi họ tiếp nhận họ sẽ đóng dấu lên tờ giấy đăng ký, Cầm tờ này + bộ chứng từ làm thủ tục hải quan thông thường xuống Hải Quan nơi đăng ký mở tờ khai để nộp vào thông quan lô hàng kéo về kho thôi.
Hiện tại theo quy định của nhà nước để xin giấy phép nhập khẩu máy mài mất 7 ngày nhưng nếu sử dụng dịch vụ nhập khẩu máy mài nhanh của Nguyên Anh Logistic thời gian xin cấp phép chỉ còn 2 ngày làm việc.
Quy trình làm hàng và vận chuyển máy mài
- Ký kết hợp đồng
- Thanh toán và vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam
- Kê khai hải quan – Thông quan hàng hóa
- Giao hàng – bàn giao hồ sơ chứng từ – hóa đơn đỏ – kết thúc hợp đồng
Trên đây là các thông tin cơ bản giúp các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu máy mài. Nếu các bạn còn thắc mắc về thủ tục hãy liên hệ với Tân Phát qua hotline 0914.133.619 để được giải đáp sớm nhất có thể.