ROHS – tiêu chuẩn về sản phẩm điện tử mà người tiêu dùng thông minh cần biết
Trong cuộc sống hàng ngày, Chắc chắn bạn đã từng thấy từ viết tắt ROHS xuất hiện trên vỏ bao bì của một số loại sản phẩm. Có bao giờ bạn Thắc mắc 4 chữ viết tắt này có ý nghĩa gì và những sản phẩm như thế nào thì được công nhận là có tiêu chuẩn ROHS?
ROHS là gì?
ROHS là tên viết tắt của Restriction Of Hazardous Substances, được dịch là Tiêu chuẩn hạn chế các chất độc hại. ROHS là một bộ quy tắc tiêu chuẩn được pháp luật Châu Âu ban hành và nhằm bảo vệ con người và môi trường khỏi các chất độc hại từ những sản phẩm điện tử, điện gia dụng nói chung. Các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn này thì không được lưu hành ở châu Âu. Hiện nay, ROHS được nhiều nước áp dụng.
Tiêu chuẩn RoHS bao gồm những gì?
Chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm trong các thiết bị điện và điện tử ROHS (Restriction of hazardous substances directive in electrical and electronic equipment 2002/95/EC) được Liên minh châu Âu thông qua vào tháng 2 năm 2003 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2006, và được yêu cầu để được thi hành và trở thành luật ở mỗi nước thành viên. Hiện nay, ROHS được áp dụng rộng khắp thế giới để đảm bảo các mặt hàng điện tử được chứng nhận an toàn về việc có chưa các chất gây hại vượt mức cho phép hay không.
Tiêu chuẩn ROHS hạn chế việc sử dụng sáu chất độc hại trong sản xuất các loại thiết bị điện và điện tử.
6 chất nguy hiểm được chỉ thị trong khung tiêu chuẩn ROHS
1. Chì (Pb): Chì là chất được sử dụng chính trong sản xuất pin, tivi và màn hình máy tính. Hàm lượng cho phép là < 1000 ppm
2. Cadmim (Cd): Cadmium sử dụng trong sản xuất pin cadmium mạ kền, mạ điện, chất nhuộm, hợp kim hàn…với hàm lượng cho phép nhỏ hơn 100ppm
3. Thủy ngân (Hg): Thủy ngân được sử dụng trong các nhà máy sản xuất đèn huỳnh quang, mạ nhôm…hàm lượng phải bé hơn 100ppm
4. Hexavalent chromium (Cr6+): Crom hóa trị 6 được sử dụng trong công nghệ in ảnh, sơn, nhựa, sản xuất thép không gỉ…Hàm lượng <1000ppm
5. Polybrominated biphenyls (PBB): Hợp chất này được sử dụng sản xuất các bọt nhựa, chất dẻo có trong các thiết bị điện, <1000 ppm
6. Polybrominated diphenyl ethers (PBDE): Hợp chất này được sử dụng trong thiết bị điện gia dụng, bảng mạch in, tụ điện…Hàm lượng an toàn là <1000 ppm
Các loại thiết bị điện – điện tử
Các thiết bị điện-điện tử nằm trong đối tượng điều chỉnh của tieu chuan ROHS được chia thành 10 nhóm như sau: đồ gia dụng lớn (như tủ lạnh, máy giặt); đồ gia dụng nhỏ (như máy hút bụi); thiết bị IT và thiết bị viễn thông; thiết bị tiêu dùng (radio, TV, nhạc cụ); dụng cụ điện-điện tử; dụng cụ y khoa; máy chế biến tự động; thiết bị chiếu sáng; đồ chơi; dụng cụ quan sát và kiểm soát.
Chứng nhận ROHS dành cho thiết bị chiếu sáng
Nếu đạt được tiêu chuẩn về 6 chất kể trên với hàm lượng nằm trong khung cho phép, sản phẩm thiết bị chiếu sáng sẽ được cấp chứng nhận ROHS. Chứng nhận này là bằng chứng quan trọng cho thấy sản phẩm an toàn cho sức khỏe của con người và không gây ô nhiễm môi trường. Việc xử lý và tiêu hủy sản phẩm sau khi sử dụng cũng không quá phức tạp. Khi mua các sản phẩm điện tử, điện gia dụng hoặc đèn chiếu sáng, bạn hãy lưu ý kỹ xem sản phẩm có được chứng nhận ROHS hay không. Nếu không thì bạn không nên mua.