Trong bối cảnh nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các nguồn điện lớn khác cần thời gian hoàn thành dài, trong khi phụ tải tiếp tục tăng nhanh, yêu cầu về nguồn điện phục vụ phát triển ngày càng lớn, nguồn điện năng lượng tái tạo càng có ý nghĩa quan trọng về mặt đảm bảo cung cấp điện…
Năng lượng tái tạo là gì và bao gồm những nguồn năng lượng nào có lẽ là thắc mắc của khá nhiều người. Để hiểu sâu về vấn đề này cũng như nắm rõ được những lợi ích tuyệt vời mà năng lượng tái tạo mang lại đối với cuộc sống chúng ta, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo, thường được gọi là năng lượng sạch, là nguồn năng lượng tự nhiên liên tục được bổ sung, tái sử dụng vô hạn, là nguồn năng lượng rất lớn nhiều đến mức không thể cạn kiệt. Ví dụ, ánh sáng mặt trời hoặc gió chính là nguồn năng lượng tái tạo, chúng có sẵn và sản sinh liên tục, mang lại nhiều lợi ích ứng dụng thực tế.
Tại sao phải sử dụng năng lượng tái tạo
Với tiềm năng lớn về năng lượng sạch, nhất là năng lượng mặt trời và năng lượng gió, cùng các chính sách khuyến khích phát triển bền vững của Chính phủ, thời cơ của năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đang đến với các doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn năng lượng sạch này mang lại nhiều lợi ích mà bạn không ngời tới.
Hạn chế sự phụ thuộc về năng lượng
Với lợi thế về vị trí địa lý, Việt Nam là nước có giờ nắng cao trong năm. Mặt trời là một nguồn năng lượng gần như vô tận và là thành phần chính để đạt được sự độc lập về năng lượng. Bằng cách tăng khả năng tạo ra điện mặt trời, chúng ta cũng có thể cách ly ra khỏi sự biến động giá cả trên thị trường toàn cầu. Nhiều nước trên thế giới đã công nhận và thực hiện điều này, và láy đó làm mục tiêu dài hạn cho đất nước.
Bảo vệ môi trường
Có nên lắp điện năng lượng mặt trời hay không? Năng lượng mặt trời là một cách tuyệt vời để giảm lượng khí thải carbon của bạn. Một hệ thống dân cư điển hình sẽ loại bỏ ba đến bốn tấn khí thải carbon mỗi năm, tương đương với việc trồng hơn 100 cây mỗi năm
Giảm chi phí hóa đơn tiền điện của bạn
Mỗi khi hè về thì hóa đơn tiền điện luôn là cho chủ nhà, doanh nghiệp hoặc đơn vị phi lợi nhuận,… phải đâu đầu vì chi phí điện tăng lên chóng mặt. Với việc lắp đặt một hệ thống pin năng lượng mặt trời, bạn sẽ tạo ra năng lượng miễn phí cho hệ thống của mình trong toàn bộ vòng đời hơn 25 năm. Ngay cả khi bạn không sản xuất đủ 100% năng lượng mà bạn tiêu thụ thì nó cũng sẽ giảm hóa đơn tiền điện của bạn và bạn sẽ vẫn tiết kiệm được rất nhiều tiền. Lắp một hệ thống sẽ giúp bạn chi trả hoặc giảm mức chi tiêu xuống.
Năng lượng tái tạo bao gồm những loại nào
Năng lượng mặt trời – Nguồn năng lượng tái tạo vô hạn
Đây là một trong những nguồn năng lượng phổ biến và được nhiều người biết tới với nhiều ứng dụng hữu ích. Năng lượng mặt trời bao gồm năng lượng điện mặt trời và nhiệt mặt trời.
Các tấm năng lượng mặt trời, hoặc quang điện (PV), được làm từ silicon hoặc các vật liệu khác biến đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành điện năng. Hệ thống năng lượng mặt trời phân tán tạo ra điện cục bộ cho gia đình và doanh nghiệp, thông qua các tấm pin trên mái nhà hoặc các dự án cộng đồng cung cấp năng lượng cho toàn bộ khu phố.
Trong cuộc sống hiện nay cũng có khá nhiều sản phẩm chạy bằng năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm điện năng và có lợi cho môi trường như đèn LED năng lượng mặt trời, balo năng lượng mặt trời, vali sạc năng lượng mặt trời, dù năng lượng mặt trời…
Năng lượng gió
Đây là nguồn năng lượng tái tạo được ưa chuộng trên thế giới và có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000km nên việc tận dụng năng lượng gió rất thuận lợi và đem lại nhiều lợi ích kinh tế.
Thuỷ điện
Thuỷ điện là nguồn điện bắt nguồn từ năng lượng nước. Ở Việt Nam thuỷ điện khá phát triển bởi lượng mưa quanh năm cao và hệ thống sông ngòi dày đặc. Năm 2015 – 2017 có khoảng hơn 200 dự án thuỷ điện. Tính đến hiện nay đã tăng lên 1000 điểm có tiềm năng phát triển thuỷ điện từ 100 kW đến 30 MW.
Năng lượng sinh khối
Năng lượng sinh khối là khái niệm còn khá mới và mới phát triển trong vài năm gần đây. Nó là năng lượng tái tạo có thể dùng trực tiếp hoặc gián tiếp 1 lần hoặc chuyển thành dạng năng lượng khác theo 3 cách sau: chuyển đổi nhiệt, hoá học và sinh học.
Năng lượng sinh khối bao gồm 3 dạng là rắn, lỏng, khí.
– Sinh khối rắn như: Gỗ ( các bụi cây, mùn cưa…), cây năng lượng từ than củi, than bùn, rác thải đã qua xử lý…
– Sinh khối lỏng: Dầu thực vật ( dầu hướng dương, dầu hạt cải), dầu Diesel
– Sinh khối dạng khí: Metan, Hydrogen,…
Năng lượng tái tạo có ưu, nhược điểm gì?
Ưu điểm của năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm. Nhiều ứng dụng từ nguồn năng lượng này rất hữu ích, giúp tiết kiệm điện năng cho các hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp.
Đó là nguồn năng lượng lớn không sợ cạn kiệt, có thể sử dụng cho nhiều nhu cầu, và địa điểm khác nhau.
Do nó là nguồn năng lượng từ thiên nhiên nên chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, cũng như độ bền cao hơn gấp nhiều lần.
Nhược điểm của năng lượng tái tạo
Điểm trừ của năng lượng tái tạo là chi phí đầu tư ban đầu thường cao, hiệu suất hoạt động có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, thiên nhiên. Năng lượng tái tạo rất khó khăn để sản xuất một lượng điện lớn.